Vị trí huyện Thanh Trì
Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội, giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây), huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng là ranh giới tự nhiên (phía Đông), huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín (phía Nam).
Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam.
Giao thông
Với vị trí thuận tiện cho đi lại, thuộc dự án quy hoạch cho dân cư sinh sống, huyện Thanh Trì hiện sở hữu nhiều khu nhà dự án đang được tiến hành xây dựng hoặc đã hoàn thành đưa vào sử dụng; từ đó, nhu cầu mua bán nhà dự án tại khu vực này luôn "nóng".
Kinh nghiệm để tránh “bị lừa” khi mua nhà dự án
Gần đây việc tranh chấp giữa các chủ đầu tư và người mua nhà ngày càng trở nên gay gắt mà nguyên nhân chủ yếu là do người mua nhà không để ý đến những “tiểu tiết” để bảo vệ quyền lợi cho mình sau này.
Hiện nay cơ quan quản lí chuyên ngành về hoạt động xây dựng và đầu tư kinh doanh nhà là Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng. Thông thường khi muốn tìm hiểu về pháp lý dự án thì người mua nên liên hệ với Sở Xây dựng, tại đó người mua ta sẽ được cung cấp cho người mua một số thông tin liên quan.
Riêng thông tin về dự án như giấy chứng nhận Quyết định phê duyệt dự án đầu tư và các tài liệu pháp lý liên quan thì chủ đầu tư sẽ cung cấp. Người mua liên hệ với Sở là để xác nhận những thông tin chủ đầu tư cũng cấp đúng hay không, trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư đã làm đúng quy trình hay chưa, đã xin gửi thông báo về vấn đề huy động vốn hay chưa.
Hiện nay có nhiều tiêu chí để phân loại hợp đồng mua bán. Nếu phân loại trên tiêu chí chủ thể bán thì có 2 loại:
Thứ nhất: Chủ thể bán là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Thứ hai: Những chủ thể khác.
Còn xét về đối tượng mua bán (tức là đối với căn nhà) thì cũng sẽ được chia làm nhiều loại: chẳng hạn nhà dự án và là nhà riêng lẻ; hoặc nhà hiện hữu (đã có sẵn) và nhà ở hình thành trong tương lai. Các dự án bất động sản hiện nay, chủ đầu tư bán nhà thông thường thuộc loại nhà ở hình thành trong tương lai.
Ngoại trừ trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì không nhất thiết phải có giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở (thường gọi là sổ hồng) thì đối với những trường hợp mua bán nhà riêng lẻ hoặc mua của các chủ thể khác thì yêu cầu phải có giấy chứng nhận và hợp đồng mua bán phải ký qua công chứng thì mới có giá trị pháp lý. Còn hợp đồng mua bán với chủ đầu tư không nhất thiết phải qua công chứng mà chỉ cần có đóng dấu của chủ đầu tư.
Đối với các dự án mua bán với chủ đầu tư, tức là những dự án nhà ở hình thành trong tương lai thì thời điểm ký hợp đồng phải là lúc dự án phải được xây dựng xong phần móng.
Trước khi ký hợp đồng mua bán người mua cần tìm hiểu pháp lý xem dự án có đủ điều kiện để mua bán hay chưa. Ví dụ như ký hợp đồng mua bán nhà ở thuộc dự án thì phải có quyết định phê duyệt dự án và những văn bản pháp lý liên quan đến dự án, quan trọng hơn là phải có biên bản nghiệm thu kỹ thuật về việc xây dựng xong phần móng và chủ đầu tư đã có thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án về việc bán nhà.
Về chủ thể ký hợp đồng, phải xem bên ký hợp đồng có thẩm quyền ký hay không. Vì có một số trường hợp đã ký xong nhưng bên ký hợp đồng không có thẩm quyền dẫn tới hợp đồng vô hiệu.
Thời hạn giao nhà và cách thức tính diện tích nhà cũng cần được ghi rõ trong hợp đồng. Bên cạnh đó, có một số người mua nhà quan tâm đến tiến độ thanh toán để xem cân nhắc khả năng tài chính cho phù hợp.
Ngoài ra cần chú ý đến quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như chế tài liên quan đến vấn đề thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, vì nếu có một bên không thực hiện đúng theo hợp đồng thì sẽ căn cứ vào chế tài đó để xử lý.
Điều 39 Luật nhà ở có quy định rõ, trước khi bàn giao nhà cho người mua, chủ đầu tư chỉ được huy động tối đa 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng. Còn thời điểm nào, thanh toán bao nhiêu là do thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người mua miễn là đảm bảo không quá 70% giá trị căn nhà ghi trên hợp đồng trước khi bàn giao.
Trường hợp chủ đầu tư chậm giao bất động sản cho khách hàng so với quy định của hợp đồng thì chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm với khách hàng theo hợp đồng đó. Có thể, chủ đầu tư có thể sẽ phải thanh toán cho khách hàng một khoản tiền lãi trên cơ sở số tiền mà khách hàng đã thanh toán trước đó.
Tuy nhiên, thực tế áp dụng phải căn cứ theo quy định của hợp đồng, tức là nếu trong hợp đồng có quy định cụ thể các chế tài thì bên mua có quyền căn cứ vào hợp đồng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện theo quy định của hợp đồng. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện theo quy định hợp đồng thì người mua có quyền khởi kiện ra tòa. Nếu trong hợp đồng không quy định chế tài cụ thể thì sẽ rất khó thực hiện trên thực tế.
Hợp đồng giữa người mua nhà và chủ đầu tư được xếp vào loại hợp đồng dân sự, do đó, nguyên tắc ký kết phải là tự nguyện thỏa thuận. Thông thường chủ đầu tư thường đưa ra những hợp đồng mẫu. Tuy nhiên người mua vẫn có quyền yêu cầu chủ đầu tư chỉnh sửa, bổ sung những điều khoản trong hợp đồng. Nhất là trong thời điểm hiện nay chủ đầu tư đang mong muốn bán được hàng nên khả năng người mua yêu cầu bổ sung điều khoản thì có thể được chủ đầu tư chấp nhận.
Thật ra điều này rất khó xảy ra trên thực tế, vì nếu đã có sổ đỏ và sổ hồng thì khi bán nhà hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng phải có công chứng mới có hiệu lực. Khi đã đem sổ đỏ hoặc sổ hồng đi công chứng thì các phòng công chứng sẽ kiểm tra với nhau nên khi căn nhà này đã bán rồi mà lại đem sang phòng công chứng khác để bán thì sẽ không được nữa. Khi người mua bị lừa đảo dạng này thì khả năng là do mua bán bằng giấy tay không qua công chứng.
Thực tế việc mua nhà là việc hệ trọng trong cuộc đời và thường có giá trị giao dịch lớn nên trước khi mua nhà thì người mua nhà nên cân nhắc kỹ và cần kiểm tra kỹ càng về pháp lý. Trường hợp không có khả năng tự kiểm tra được, người mua nên hỏi ý kiến của luật sư hoặc các chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán nhà ở để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Quy định về việc mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
Theo quy định của Nghị định số 61/CP, về mua bán và kinh doanh nhà ở, Nghị định số 21/CP, sửa đổi, bổ sung Điều 5 và Điều 7 của Nghị định số 61/CP, thì Nhà nước thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê phần diện tích đang được thuê để người mua nhà có điều kiện cải thiện chỗ ở, trừ các loại nhà ở sau đây:
Nhà ở thuộc khu vực quy hoạch xây dựng các công trình khác hoặc cải tạo thành nhà ở mới; Nhà chuyên dùng đang bố trí tạm làm nhà ở (khách sạn, nhà nghỉ, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, kho tàng và các loại nhà chuyên dùng khác); Biệt thự các loại có kế hoạch dùng làm công thự hoặc dùng vào các mục đích khác; Nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở cấu trúc kiểu căn hộ không khép kín do Nhà nước xây dựng. Loại nhà này chỉ được phép bán sau khi cải tạo, sửa chữa thành nhà có căn hộ khép kín bảo đảm tiện nghi sử dụng.
Mới đây vào cuối tháng 3/2011, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 469/TTg-KTN chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/CP cho đến khi có Nghị định mới thay thế và giao Bộ Xây dựng soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 61/CP trình Chính phủ ban hành.
Trước khi bán hãy "tân trang" lại ngôi nhà
Một số người có quan điểm rằng việc dốc tiền sửa chữa nhà trước khi rao bán là một điều phí phạm, tuy nhiên đây lại là suy nghĩ sai lầm. Hãy cố gắng "marketing" cho căn nhà một chút, với 10 cách đơn giản và hiệu quả dưới đây:
Ngay cả trước khi bước vào căn nhà của bạn, người mua nhà thường đã có sự bao quát về không gian xung quanh căn hộ. Vì thế, bạn cần phải dành chút thời gian để dọn dẹp cổng, rào trước nhà sạch sẽ và quang đãng. Đừng để cảnh tượng hoang tàn, đổ nát gây ác cảm cho người mua, hãy dạo quanh nhà vài vòng và dọn rác, gắn lại đèn và bảng treo… cho ngăn nắp. Nếu có thể, bạn nên cân nhắc về việc sơn lại rào hoặc trồng thêm cây xanh chẳng hạn.
Muốn nhà bán được giá cao thì phải sửa cho đẹp
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để nâng giá cho căn hộ của bạn. Hãy sắp xếp lại đồ đạc, bỏ đi những thứ không còn cần thiết trong các phòng;
Điều này ban đầu là khá hiển nhiên, tuy nhiên đừng làm việc này qua loa, hãy chăm sóc từng góc trong nhà: cửa sổ, thảm, đồ đạc, các ngăn nhỏ, và đừng bỏ qua phòng tắm. Nếu có thể, bạn hãy đầu tư chút tiền thay mới khăn, thảm, rèm cửa…
Sự tươi sáng, sạch sẽ là một trong những yếu tố gây thiện cảm cho người mua, vì thế việc bạn khoác màu áo mới cho tường nhà cũng hết sức cần thiết;
Tại các phòng cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho mỗi người khi trở về nhà (phòng ngủ, bếp, nhà tắm), bạn cần phải sửa sang và lắp đặt đầy đủ vật dụng cần thiết, ví dụ phòng tắm phải đủ vòi sen, gương…
Nhớ lắp đặt đầy đủ những vật dụng cần thiết trong phòng
Sửa sang lại bàn bếp, cabin, sàn nhà… và đánh rửa chúng cho sạch sẽ. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn sơn lại tủ tường, lắp cửa sổ cho không gian bếp thoáng đãng hơn. Nếu có thiết bị nào lung lay, hỏng hóc, cần thay, sửa ngay;
Người mua sẽ không bỏ qua yếu tố này, vì thế bạn cần phải dọn dẹp chúng kỹ càng, vứt đi những thứ đồ cũ...
Kiểm tra xem các cửa sổ có hoạt động tốt hay không, thêm đèn vào các phòng thiếu ánh sáng.
Căn nhà thoáng và sáng sủa luôn bán được giá hơn nhà ngột ngạt
Kiểm tra toàn bộ lại căn nhà xem bạn còn có sơ sót gì không, bởi đôi khi người mua chú ý đến những yếu tố rất bất ngờ, ví dụ như vật liệu lợp mái, các ống nước, điều hòa…
Mùi, âm thanh, view… thật sự quan trọng, bởi chẳng khách hàng nào hứng thú với một căn nhà có mùi hôi khó chịu.
Cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường nhà đất huyện Thanh Trì tại đâu?
Mua bán nhà đất huyện Thanh Trì trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Nhà đất huyện Thanh Trì
Nguồn: https://trungtammoigioi.com/moi-gioi-nha-dat-huyen-thanh-tri/70
Tin nổi bật Thời trang nam
Thiết kế trang web bởi công ty thiết kế web chuyên nghiệp VINA DESIGN